0933 468 999

15 việc doanh nghiệp mới thành lập cần phải làm ngay

15 việc doanh nghiệp mới thành lập cần phải làm ngay

Doanh nghiệp mới thành lập có rất nhiều vấn đề liên quan đến kế toán, bảo hiểm, nhân sự, giấy phép,…bắt buộc thực hiện ngay. Trong khi hầu hết những doanh nghiệp mới thành lập ít có kinh nghiệm nên thường sai sót trong khi thực hiện. Thông qua bài viết dưới đây, Chuẩn Phát Mai Bình sẽ giúp bạn biết rõ hơn về 15 việc doanh nghiệp mới thành lập phải làm ngay.

1. Treo bảng hiệu công ty

Điều đầu tiên mà những doanh nghiệp vừa mới thành lập xong cần làm ngay chính là treo bảng hiệu công ty. Bởi vì, theo khoản 4, điều 37, luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Nếu không sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng.

2. Mở tài khoản ngân hàng

Phải có ngân hàng thì mới có thể nộp thuế qua mạng điện tử được. Hơn thế, những hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải chuyển khoản mới được đưa vào chi phí và khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Vì thế, doanh nghiệp mới thành lập cần phải mở tài khoản ngân hàng ngay.

Một lưu ý là từ ngày 1/5/2021, doanh nghiệp mới thành lập muốn mở thẻ ngân hàng không cần phải đăng ký với sở kế hoạch đầu tư nữa.

3. Mua chữ ký số

3. Mua chữ ký số

Hiện nay, hầu hết các cơ quan thuế đều nhận tờ khai thuế qua mạng. Vì thế, doanh nghiệp cần có chữ ký số mới nộp tờ khai thuế qua mạng được. Cho nên việc mua chữ ký số cũng là một trong những việc mà doanh nghiệp cần phải làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp.

Khi mua chữ ký số, nên chọn đơn vị uy tín, có danh tiếng để có thể đảm bảo được các vấn đề về kỹ thuật, hỗ trợ kịp thời.

4. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Làm thủ tục phát hành hóa đơn cũng là một trong những việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng theo 2 hình thức là hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy.

5. Hoàn thiện các điều kiện về vốn, giấy phép, chứng chỉ.

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, đôi khi doanh nghiệp bạn sẽ gặp phải những trường hợp bị thiếu một số thông tin như chứng chỉ hành nghề, giấy phép con,… Vì thế, một trong những việc mà doanh nghiệp cũng cần phải làm ngay sau khi thành lập là nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục này để không bị xử phạt khi bị thanh tra.

Ngoài ra, các thành viên góp vốn/cổ đông cần phải thực hiện góp đủ vốn đúng với cam kết đã ký trước đó trong vòng 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh).

Sau khi thành lập, nếu xảy ra những phát sinh không mong muốn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính, thời hạn cam kết góp vốn. Doanh nghiệp bạn cần phải làm thủ tục để có thể điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

>>> Mời bạn xem thêm về Các Bước Thành Lập Doanh Nghiệp chính xác

6. Kê khai thuế và nộp tiền thuế môn bài

 Sau khi đã có chữ ký số và mở tài khoản ngân hàng, những doanh nghiệp mới thành lập nên tiến hành kê khai và nộp tiền thuế môn bài qua mạng. Thời hạn chậm nhất để nộp thuế môn bài là ngày 30/01 năm sau năm thành lập doanh nghiệp, nếu nộp chậm, doanh nghiệp bạn sẽ bị phạt hành chính.

Hiện nay, hầu hết các địa phương đều áp dụng hình thức nộp tờ khai và tiền thuế qua mạng, nên nếu doanh nghiệp bạn muốn nộp tiền trực tiếp hoặc nộp qua kho bạc thì cần phải liên hệ trước với cơ quan thuế xem họ chấp nhận hình thức nộp tờ khai và tiền thuế qua hình thức nào.

7. Lựa chọn phương pháp kê khai thuế TNCN + GTGT

Lựa chọn phương pháp kê khai thuế TNCN + GTGT

Kê khai thuế GTGT

Có 2 phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng là kê khai trực tiếp hoặc kê khai khấu trừ. Có thể kê khai theo tháng hoặc theo quý. Đối với những doanh nghiệp vừa mới thành lập, sẽ kê khai thuế theo quý. Hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo.

Kê khai thuế TNCN

Kê khai thuế TNCN cũng theo 2 kỳ là kê khai theo tháng và theo quý. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn kê khai thuế GTGT theo quý thì kê khai thuế TNCN cũng sẽ kê khai theo quý. Như vậy, những doanh nghiệp mới thành lập sẽ kê khai thuế TNCN theo quý.

Lưu ý:

  • Nếu trong quý có phát sinh trả lương thì phải nộp tờ kê khai thuế TNCN của quý đó (dù nhân viên không phải nộp thuế TNCN).
  • Nếu trong quý không có phát sinh trả lương thì phải nộp tờ kê khai thuế TNCN của quý đó.

8. Nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý

Doanh nghiệp mới thành lập không cần phải nộp tờ khai thuế thuế thu nhập. Hàng quý, cứ căn cứ vào kết quả kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, nếu có lãi thì doanh nghiệp thực hiện tạm tính rồi đi nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của quý.

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Chẳng hạn: công ty A thành lập vào ngày 13/04/2022 (thuộc quý 2/2022), nếu kinh doanh và sản xuất có lãi thì hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý 2/2022 chậm nhất là vào ngày 31/07/2022 (ngày cuối cùng của tháng đầu quý 3/2022).

Lưu ý: tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của 3 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

9. Doanh nghiệp mới thành lập cần lựa chọn loại hóa đơn sử dụng

Những doanh nghiệp vừa mới thành lập muốn lựa chọn được loại hóa đơn sử dụng thì phải xác định được công ty mình kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào. Hiện tại, các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp mới thành lập đều sử dụng hóa đơn điện tử.

Bạn nên chọn những bên uy tín như VNPT, BKAV, FPT, Viettel, Misa,…tuy chi phí hơi cao những đảm bảo hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, kỹ thuật tốt. Sau khi đã có hóa đơn điện tử, doanh nghiệp bạn phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng. Vì nếu sử dụng mà không có thông báo sẽ  bị phạt.

Khi có thông báo phát hành hóa đơn của chi cục thuế thì doanh nghiệp phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Doanh nghiệp vừa mới thành lập sẽ nộp báo cáo sử dụng hóa đơn theo quý, kể cả những trường hợp không sử dụng hóa đơn (trừ các đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn).

Doanh nghiệp mới thành lập cần lựa chọn loại hóa đơn sử dụng

10. Chọn chế độ kế toán, phương pháp khấu hao TSCĐ

Lựa chọn chế độ kế toán

Để chọn được một chế độ kế toán phù hợp, doanh nghiệp bạn phải xác định được quy mô doanh nghiệp hiện tại, như vậy thì khi hoạch toán mới đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

Trong trường hợp doanh nghiệp bạn muốn thay đổi chế độ kế toán thì phải thông báo trước cho cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ

Những doanh nghiệp có tài sản cố định thì mới cần lựa chọn, đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định. Những doanh nghiệp này sẽ tự lựa chọn phương pháp khấu hao, thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định, sau đó thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý ngay trước khi bắt đầu thực hiện.

Có 3 phương pháp để trích khấu hao tài sản cố định, bao gồm:

  • Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
  • Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng (các doanh nghiệp thường lựa chọn phương pháp này)
  • Phương pháp trích khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm.

11. Báo cáo với cơ quan lao động thương binh xã hội

Những báo cáo mà doanh nghiệp mới thành lập cần phải nộp cho phòng (sở) lao động thương binh xã hội, bao gồm:

  • Doanh nghiệp phải báo cáo tình trạng sử dụng 6 tháng đầu năm, hàng năm cho phòng lao động thương binh xã hội.
  • Phải lập sổ quản lý lao động lưu tại doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi bắt đầu hoạt động.
  • Doanh nghiệp mới thành lập phải tự quyết định, xây dựng bảng lương, thang lương lưu tại doanh nghiệp.

12. Tham gia và đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động

Doanh nghiệp sau khi thành lập cần phải tham gia và đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động. Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT, BHXH (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020)
  • Danh sách người lao động tham gia BHYT, BHXH, BHTNLĐ-BNN và BHTN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020).

Tham gia và đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động

13. Nộp kinh phí công đoàn cho Liên đoàn lao động

Ngay sau khi tham gia và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động xong, doanh nghiệp bạn cần liên hệ ngay với Liên đoàn lao động Quận, huyện nơi doanh nghiệp kinh doanh để nộp tiền kinh phí công đoàn cho Liên đoàn lao động.

14. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép và chứng chỉ

Ngoài những việc đã nêu trên, những doanh nghiệp vừa mới thành lập kinh doanh các ngành nghề có điều kiện cần phải nhanh chóng xin giấy phép, con dấu và chứng chỉ hành nghề ngay để tránh bị xử phạt khi có đoàn thanh tra, cơ quan thẩm quyền vào kiểm tra.

15. Thực hiện góp vốn đúng với thời hạn quy định

Với những doanh nghiệp mới thành lập, cần hoàn tất việc góp vốn theo đúng thời hạn đã do nhà nước, pháp luật đã quy định.

Trên đây là 15 việc doanh nghiệp mới thành lập phải làm ngay, tùy thuộc vào từng loại hình, quy mô của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp bạn sẽ phải làm những công việc khác nhau, làm việc với một số cơ quan chức năng khác nhau. Để những vấn đề này được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời, hãy liên hệ ngay với công ty Chuẩn Phát Mai Bình để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất. chúng tôi cam kết mang đến cho doanh nghiệp bạn những dịch vụ chất lượng, những trải nghiệm tuyệt vời. Với đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu sâu về luật doanh nghiệp, chắc chắn công ty Chuẩn Phát Mai Bình sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất đối với mọi doanh nghiệp.

>>> Xem thêm DOANH NGHIỆP CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *