Kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực đầu tư luôn được đánh giá tiềm năng, ổn định và có khả năng phát triển cao du nhu cầu ăn uống của con người là cơ bản và cần thiết. Dù trong thời kỳ suy thoái kinh tế thì mức nhu cầu lớn đối với thực phẩm là vô cùng lớn. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thực phẩm là ngành kinh doanh nhắm đến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn về điều kiện và thủ tục thành lập công ty kinh doanh ngành thực phẩm cần thiết mới nhất năm 2022.
Contents
- 1 Điều kiện thành lập công ty ngành thực phẩm
- 2 Những thủ tục cần thiết khi thành lập công kinh doanh ngành thực phẩm
- 2.1 Lựa chọn hình thức mà công ty định thành lập
- 2.2 Đặt tên và kiểm tra tên công ty có bị trùng lặp hay không
- 2.3 Xác định chính xác trụ sở làm việc của công ty
- 2.4 Xác đính chính xác ngành nghề kinh doanh
- 2.5 Xác định người đứng ra đại diện pháp nhân của công ty
- 2.6 Comments
Điều kiện thành lập công ty ngành thực phẩm
Điều kiện về cơ sở kinh doanh và sản xuất
- Cần có địa điểm, diện tích phù hợp, có khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây độc hai, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Cần kiểm tra nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cơ sở có hệ thống vận hành và xử lý nước thải, chất thải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật;
- Cần trang bị đầy đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm;
- Duy trì các điều kiệm nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ các nguyên liệu thực phẩm cũng như các tài liệu khác về toàn bộ quá trì sản xuất và kinh doanh thực phẩm;
- Nơi bảo quản thực phẩm cần phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt nhằm ngăn ngừa các ảnh hưởng từ nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, bụi bẩn, động vật, mùi lạ hay các tác động xấu từ môi trường. Cần đảm bảo đủ ánh sáng, các trang thiết bị chuyên dụng để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác. Các thiết bị thông gió và điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm khác nhau;
- Tuân thủ đầy đủ các quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm…
Điều kiện về vận chuyển các loại thực phẩm
- Phương tiện dùng để vận chuyển thực phẩm cần được chế tạo bằng nguyên vật liệu không gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến thực phẩm, đặc biệt là các bao gói thực phẩm dễ làm sạch;
- Đảm bảo về điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;
- Không vận chuyển các loại thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây lây nhiễm chéo.
Điều kiện về nguồn gốc xuất xứ của các loại thực phẩm
- Nguồn nguyên liệu phải có nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ rõ ràng đảm bảo đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có lưu giữ các giấy tờ, hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ các loại nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Các loại hóa chất độc hại không được để cùng thực phẩm trong quá trình bảo quản và vận chuyển nhằm tránh tình trạng nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm;
Ngoài ra, tùy thuộc và hình thức của công ty kinh doanh ngành thực phẩm phẩm, cụ thể: cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt khác như: điều kiện canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất… hoặc đáp ứng đầy đủ về điều kiện nhà bếp, nhà ăn…
Mời bạn tìm hiểu về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương chuyên nghiệp, nhanh chóng
Những thủ tục cần thiết khi thành lập công kinh doanh ngành thực phẩm
Lựa chọn hình thức mà công ty định thành lập
Phụ thuộc vào mức trách nhiệm của mỗi thành viên mà có 5 loại hình công ty:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân
Đặt tên và kiểm tra tên công ty có bị trùng lặp hay không
Trước khi thành lập cần lựa chọn một cái tên phù hợp gắn liền với hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp kinh doanh ngành thực phẩm có thể vừa Tiếng Việt và Tiếng Anh. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra trùng lặp của tên sắp đăng kí trên cổng thông tin quốc gia.
Xác định chính xác trụ sở làm việc của công ty
Tùy vào khả năng tài chính mà chọn trụ sở và đăng ký địa chỉ trong hồ sơ thành lập công ty. Việc chọn địa chỉ kinh doanh tương đối dễ, do đó có thể chọn nhà ở hoặc thuê nơi để đăng ký kinh doanh.
Xác đính chính xác ngành nghề kinh doanh
Khi thành lập công ty kinh doanh ngành thực phẩm thì mặt hàng kinh doanh sẽ là thực phẩm nhưng phải xem xét đó là loại thực phẩm gì? Cần suy nghĩ và lựa chọn đăng ký trong hồ sơ do có thể chọn lựa nhiều mặt hàng chứ không nhất thiết chỉ một.
Xác định người đứng ra đại diện pháp nhân của công ty
Người đại diện pháp nhân cho công ty sẽ chịu trách nhiệm về mặt pháp luật của công ty. Người đại diện còn có thể là người sáng lập hoặc không phải là người sáng lập công ty. Đặc biệt, có thể đăng ký hơn một người đại diện cho công ty.
>>> Tham khảo các Quy định và thủ tục thành lập doanh nghiệp bán lẻ