Contents
- 1 Những lưu ý khi chuẩn bị mở công ty tại Bình Dương
- 1.1 Xác định chủ thể thành lập công ty phải đảm bảo các điều kiện sau:
- 1.2 Xác định thành viên tham gia/số cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư:
- 1.3 Lựa chọn loại hình công ty/doanh nghiệp:
- 1.4 Đặt tên cho công ty/ doanh nghiệp:
- 1.5 Nơi đặt địa chỉ trụ sở công ty/ doanh nghiệp:
- 1.6 Ngành nghề kinh doanh
- 1.7 Vốn điều lệ của doanh nghiệp
- 1.8 Xác định ngân sách tài chính
- 1.9 Chuẩn Phát Mai Bình chuyên dịch vụ mở công ty tại Bình Dương:
Những lưu ý khi chuẩn bị mở công ty tại Bình Dương
Trước khi thành lập một công ty/doanh nghiệp, có rất nhiều thông tin bạn cần phải nắm bắt để thực hiện các thủ tục pháp lý thành lập công ty kinh doanh và các vấn đề phát sinh khác. Bạn rất dễ mắc phải những sai lầm khi khi tiến hành mở công ty tại Bình Dương. Để tránh một số sai lầm khi thành lập công ty chúng tôi xin đưa ra một số những lưu ý khi chuẩn bị mở công ty tại Bình Dương như dưới đây.
Vậy những lưu ý khi thành lập công ty tại Bình Dương là gì? Chuẩn Phát Mai Bình xin đưa ra một số lưu ý khi thành lập công ty tại Bình Dương. Hãy cùng Chuẩn Phát Mai Bình tìm hiểu nhé!
Xác định chủ thể thành lập công ty phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Có CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;
+ Chủ thể phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Không thuộc vào đối tượng không được thành lập doanh nghiệp như Công chức, viên chức…
Xác định thành viên tham gia/số cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư:
Đây là một vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập. Số thành viên tham gia hay cổ đông góp vốn sẽ trở thành những người chủ trốt trong công ty và họ có thể quyết định đến sự tồn tại, phát triển của công ty. Vì vậy, bạn cần cân nhắc trước khi chốt số lượng thành viên tham gia, số cổ đông góp vốn.
Lựa chọn loại hình công ty/doanh nghiệp:
Theo luật doanh nghiệp 2014 thì hiện nay có bốn loại hình doanh nghiệp phổ biến:
- Loại hình công ty TNHH một thành viên
- Loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Loại hình công ty cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân
Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá cân nhắc, thận trọng khi lựa chọn loại hình công ty nào. Sau khi công ty hoạt động ổn định hoặc bạn có nhu cầu thay đổi loại hình doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.
Đặt tên cho công ty/ doanh nghiệp:
Để có một cái tên hay cũng như phù hợp với quy định của pháp luật bạn cần tìm hiểu cách đặt tên cho công ty/ doanh nghiệp lưu ý:
- Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã được đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và được cấu tạo theo ít nhất từ 2 thành phần “Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”.
- Tên doanh nghiệp có tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi tên của doanh nghiệp được dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên ý nghĩa hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Như vậy tên công ty phải đặt theo hệ chữ La tinh, nếu đặt ngoài hệ chữ này thì không được pháp luật công nhận.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều. Do đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn cần lựa chọn một vài cái tên dự kiến cho doanh nghiệp sau đó tham khảo các tên doanh nghiệp đang còn hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.
Nơi đặt địa chỉ trụ sở công ty/ doanh nghiệp:
Địa chỉ trụ sở của công ty là nơi để liên lạc, thực hiện các hoạt động giao dịch nên bạn phải chọn một địa điểm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của bạn cũng như đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Khi lựa chọn địa chỉ trụ sở cho công ty, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nơi đặt địa chỉ trụ sở công ty được xác định phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định qua 4 yếu tố:
“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”
- Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương về địa chỉ đó chưa có số nhà, chưa có tên đường và nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/ nhà chung cư, bạn nên kiểm tra các giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại, làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
- Lưu ý về các quy định đặt trụ sở theo pháp luật như: Đối với các lĩnh vực kinh doanh như sản xuất, chế biến, nuôi trồng,… thì các doanh nghiệp buộc phải đặt trụ sở chính tại các vùng lân cận, xa khu dân cư chứ không được đặt tại các khu dân cư.
- Nếu địa chỉ công ty được đặt tại chung cư, nhà tập thể thì việc này hoàn toàn bị pháp luật không cho phép theo quy định tại Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở năm 2014. Vì vậy, bạn cần cẩn thân khi thuê các văn phòng trong tòa nhà thì bạn phải kiểm tra kỹ xem căn hộ đó có chức năng thương mại hay không trước khi ký hợp đồng thuê.
Ngành nghề kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần phải đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.
Trước khi thành lập, cần lưu ý xem xét ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành hàng bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Vốn điều lệ được hiểu là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về nguồn gốc, số vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty có yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố để xem xét khi các bên đối tác của bạn cân nhắc khi hợp tác. Doanh nghiệp nên lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó các thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty thì lại tương đối cần nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định.
Xác định ngân sách tài chính
Xác định tài chính là một việc vô cùng quan trọng cần chuẩn bị trong kinh doanh thông thường bạn phải mất vài tháng đến vài năm để có một doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận một trong những sai lầm thường gặp cuộc khởi khởi nghiệp khi kinh doanh đó là doanh nghiệp đánh giá khả năng cách về tài chính ngay từ lúc ban đầu trước khi bạn quyết định bạn nên phải nên xác định rõ ràng bạn có thể đầu tư bao nhiêu tiền và có thể tìm nguồn vốn cần thiết khi đầu tư để đảm bảo rằng bạn có đủ số tiền để dự trù cho các hoạt động của doanh nghiệp trong tình hình chúng chưa ổn định.
*** Trên đây là Những lưu ý khi chuẩn bị mở công ty tại Bình Dương, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn khi thành lập doanh nghiệp của mình.
Chuẩn Phát Mai Bình chuyên dịch vụ mở công ty tại Bình Dương:
Là đơn vị hàng đầu đem đến Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Bình Dương, Chuẩn Phát mai Bình luôn đem đến kinh nghiệm, chuyên môn cao, sự nhanh chóng, đúng hẹn, thuận tiện cho mọi khách hàng, với quy trình chặt chẽ và đảm bảo sự hài lòng cho mọi khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
*** Tham khảo thêm:
Để được tư vấn về Những lưu ý khi chuẩn bị mở công ty tại Bình Dương, xin liên hệ
Công ty Cổ Phần Chuẩn Phát Mai Bình
Địa chỉ trụ sở chính: Số 27, đường số 7, KDC Hiệp Thành 1, Khu 5, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.
VP Giao Dịch: số 220/20 đường Huỳnh Văn Lũy, P. Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.
MST: 3702125206
Di động: 0888 458 558 – 0908 646 986
Email: chuanphatmaibinh@gmail.com