Xu hướng toàn cầu hóa, doanh nghiệp startup ngày càng nhiều hơn. Để mở một công ty mới, ta cần tìm hiểu về những quy định, những yêu cầu cũng như các bước thành lập doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu các bước thành lập doanh nghiệp năm 2022 trong bài viết dưới đây.
Contents
Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2022 chi tiết nhất
Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần lưu ý
Hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Điều lệ quy định của công ty
- Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty TNHH Hai thành viên
- Giấy tờ cá nhân (bản sao): Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (bản sao y không quá 6 tháng)
Những lưu ý thông tin khi thành lập doanh nghiệp:
- Tên và loại hình thành lập: Hiện nay có 3 loại hình công ty phổ biến là Công ty TNHH MT, Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Bên cạnh đó còn có các loại hình là Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,…
- Địa chỉ trụ sở chính mà công ty thành lập: là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, nếu chưa có số nhà cụ thể thì trụ sở chính là địa chỉ sổ hồng, sổ đỏ nơi đặt trụ sở.
- Vốn điều lệ, tỷ lệ góp cổ đông
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh: doanh nghiệp được đăng ký không hạn chế các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Số điện thoại: Luật doanh nghiệp hiện hành thì khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp buộc phải đăng ký số điện thoại công ty.
- Người đại diện theo pháp luật
- Thành viên và chủ sở hữu
Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Bình Dương đáng tin cậy với độ chính xác cao
Bước 2: Soạn hợp đồng để thành lập doanh nghiệp
Tiến hành soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Phương thức nộp: Chuẩn bị hoàn tất hồ sơ xong, ta đến nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư, hoặc đăng ký qua dịch vụ bưu chính, hoặc đăng ký trực tuyến qua hệ thống thông tin điện tử.
Thời gian: 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ giải quyết cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì phải thông báo bằng văn bản và nêu lên rõ lý do.
Bước 4: Doanh nghiệp cần làm sau khi nhận giấy chứng nhận
Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, và thực hiện các bước:
- Khắc dấu pháp nhân: liên hệ doanh nghiệp khắc dấu để đặt làm con dấu cho doanh nghiệp của mình.
- Công bố dấu và công bố thông tin thành lập: Trong 30 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Đăng ký chữ số điện tử để kê khai thuế
- Dùng hóa đơn điện tử
- Hoàn tất thủ tục về thuế, báo cáo tài chính: Cần thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế môn bài, treo bảng tên công ty.
Vì sao nên chọn CÔNG TY CỔ PHẦN CHUẨN PHÁT MAI BÌNH tư vấn thành lập doanh nghiệp?
- Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong ngành
- Tập thể luôn chuyên nghiệp tận tâm
- Luôn luôn cập nhật kiến thức mới
- Chúng tôi nhận mọi dịch vụ tư vấn pháp lý, tư vấn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán
- Giá cả dịch vụ ổn định trên thị trường
- Cung cấp gói dịch vụ chất lượng cao
Hãy liên hệ ngay với Chuẩn Phát Mai Bình để được tư vấn chi tiết hơn về các bước thành lập doanh nghiệp năm 2022.
Mời bạn tham khảo thêm thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn