0933 468 999

Tư vấn thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

Tư vấn thành lập một doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

Hiện nay nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam làm địa điểm để kinh doanh phát triển. Để hoạt động này được diễn ra hợp pháp, Việt Nam đã thiết lập khung pháp lý nhằm điều chỉnh sự tham gia đầu tư cũng như thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Để hiểu thêm về loại hình kinh doanh này, chúng tôi sẽ tư vấn thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cho bạn.

Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là gì?

Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là doanh nghiệp có ít nhất một chủ thể nước ngoài tham gia thành lập doanh nghiệp. Chủ thể nước ngoài có thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, có thể là nhà nước nước ngoài hoặc cũng có thể doanh nghiệp có liên quan đến tài sản, công việc nước ngoài.

Hay nói một cách khác, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là các doanh nghiệp nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư vốn 100%
  • Doanh nghiệp có vốn nước ngoài từ 1% đến 100%
  • Doanh nghiệp Việt Nam có người đứng ra làm đại diện là người nước ngoài.

Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là gì?

Điều kiện thành lập một doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

Những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cần phải tuân theo luật doanh nghiệp Việt Nam và để thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, các chủ doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép đầu tư và đã đăng ký lại theo Quy định.
  • Doanh nghiệp có hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ, các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam

>>> Xem thêm về dịch vụ Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp 2022

Hồ sơ thành lập một doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau

  • Bản đăng ký hoặc giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư, của cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp
  • Hợp đồng liên doanh nếu hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước
  • Văn bản chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền nếu sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh:

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài gồm:

  • Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên hoặc danh sách người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp kèm theo các giấy tờ sau:
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương, bản sao Điều lệ, quyết định ủy quyền, bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Chứng thực cá nhân khác của người đại diện được ủy quyền.

Hồ sơ thành lập một doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Từng loại hình doanh nghiệp sẽ phải tuân theo những quy định pháp lý riêng biệt. Vì vậy mà những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có những quy định khác các doanh nghiệp trong nước. Dưới đây là một số lưu ý khi thành lập công ty mang yếu tố nước ngoài để, doanh nghiệp tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất khi thực hiện trình tự đăng ký và thành lập loại hình doanh nghiệp này.

Lưu ý về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Ngành nghề, lĩnh vực đăng ký đầu tư kinh doanh

Đảm bảo quy định, điều kiện riêng của mỗi ngành nghề theo điều lệ ở mỗi quốc gia, phù hợp với tình trạng của quốc và thông lệ quốc tế đã cam kết.

Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có thể kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm, không trái với pháp luật, cũng như văn bản pháp luật đã đưa ra. Đối một số ngành nghề được phép thành lập ở nước ngoài nhưng chưa có tại Việt Nam thì cần đăng ký mã ngành kinh doanh quốc gia.

Những ngành nghề không được phép kinh doanh là:

  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người);
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ.

Trụ sở đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trụ sở là nơi doanh nghiệp thành nghiệp lựa chọn để địa chỉ liên lạc, giao dịch và hoạt động của doanh nghiệp đó.

Địa điểm này cần địa chỉ cụ thể chính xác bao gồm: số nhà, tên đường, tên phường xã, thị trấn, quận huyện, thành phố, tỉnh,…

Đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, nhà đầu tư là người nước ngoài có thể không hiểu rõ về địa điểm tại Việt Nam nên cần tìm hiểu hoặc nhờ một bên đáng tin cậy để lựa chọn nơi đăng ký thành lập công ty phù hợp liên, giao dịch và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi.

Trụ sở đăng ký thành lập doanh nghiệp

Cơ quan và thủ tục cấp phép

Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sẽ có quy trình thủ tục phức tạp hơn vì cần nhiều thủ tục pháp lý hơn để hợp thức hóa hoạt động đầu tư hoặc mua cổ phần, góp vốn.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố khu vực doanh nghiệp đặt trụ sở chính, nếu đủ điều kiện cấp phép, hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp sẽ được chuyển qua Ủy ban nhân dân (UBND) khu vực doanh nghiệp đặt trụ sở. UBND sẽ cấp Chứng nhận đầu tư, cũng chính là Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp hay khu chế xuất thì thủ tục đầu tư sẽ được Ban quản lý khu công nghiệp hoặc khu chế xuất cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp đó.

Chủ đầu tư

Với những quy định hiện tại, vẫn chưa thống nhất một cách rõ ràng để phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước dẫn tới sự ảnh hưởng đến các quy định pháp lý khi áp dụng quản lý đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thuộc 02 nhà đầu tư này.

Nhà đầu tư trong nước thì mất tầm 3-4 ngày để xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn đối với nhà đầu tư nước ngoài phải mất ít nhất là 30 ngày để xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Vốn tối thiểu và vốn điều lệ

Doanh nghiệp muốn thành lập công ty có yếu tố nước ngoài thì cần chuẩn bị đầy đủ vốn theo quy định. Mức vốn tối thiểu này sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng công ty cũng như quy định về vốn của ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, khi mở công ty, bạn cần tiến hành kê khai vốn điều lệ theo quy định. Mức vốn điều lệ cần kê khai cũng tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì có thể kê khai vốn điều lệ tùy theo mong muốn của mình. Tức không cần chứng minh vốn điều lệ, cho nên có thể kê khai từ vài triệu hoặc vào tỉ, tùy vào điều kiện tài chính của doanh nghiệp.
  • Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ thì sẽ cần chứng minh về vốn. Trường hợp này, cần kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc nhiều hơn so với mức vốn pháp định đã được quy định.

Vốn tối thiểu và vốn điều lệ

Loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, để có thể thuận lợi kinh doanh, doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với phương thức hoạt động cũng điều kiện phát triển của công ty mình. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm riêng, doanh nghiệp hãy căn cứ vào mong muốn, điều kiện kinh doanh của công ty mình và chọn loại hình phù hợp nhất.

Con dấu

Sau khi mở công ty và có mã số thuế, doanh nghiệp cần thực hiện khắc con dấu tròn cho công ty có yếu tố nước ngoài. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp.

Thuế môn bài và đóng thuế

Sau khi thành lập công ty có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài tối đa trong vòng 30 ngày. Nếu không sẽ bị xử phạt hành vi chậm nộp tờ khai thuế.

Ngoài ra, công ty sẽ cần đóng một số loại thuế như:

  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế môn bài. Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu tiền thuế môn bài mỗi năm, nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì phải đóng 2 triệu đồng mỗi năm.

Kết Luận

Chuẩn Phát Mai Bình là đơn vị uy tín hàng đầu tư vấn pháp lý về thủ tục thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Sau khi đọc bài viết  tư vấn thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

>>> Tham khảo vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *