Cần đóng những loại thuế nào là điều mà nhiều người thắc mắc khi có ý định thành lập doanh nghiệp. Để giải đáp được thắc mắc đó, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết từng loại chi phí thành lập doanh nghiệp mới nhất 2022 tương ứng với từng loại thủ tục cần thiết qua bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư
- 2 Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- 3 Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp
- 4 Phí mua chữ ký số (Token)
- 5 Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng
- 6 Lệ phí môn bài
- 7 Phí phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn Giá trị gia tăng
- 8 Một số lưu ý khác về chi phí để thành lập doanh nghiệp mới nhất 2022
- 9 Đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư
Theo điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Lệ phí đó được đi nêu rõ trong Thông tư 47/2019/TT-BTC.
Người thành lập doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản đến tài khoản Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp khi đăng ký qua mạng điện tử sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì số tiền lệ phí sẽ không được hoàn trả.
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định theo Thông tư 47/2019/TT-BTC.
Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp
Hiện có nhiều mức chi phí khắc con dấu doanh nghiệp khác nhau. Điều này phụ thuộc vào loại con dấu, dịch vụ và yêu cầu của doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Để có thể khắc con dấu doanh nghiệp cần phải có giấy phép hoạt động của doanh nghiệp đó.
- Trước khi sử dụng, doanh nghiệp cần công bố mẫu con dấu lên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia mà không phải mất phí Nhà nước.
- Tại TP. Hà Nội, với doanh nghiệp mới thành lập chi phí này sẽ được hỗ trợ ưu đãi.
Mời bạn tìm hiểu thêm về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương uy tín
Phí mua chữ ký số (Token)
Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP, “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.
Đơn giản, chữ ký số là dạng USB được mã hóa thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện pháp luật để ký lên giấy tờ nhằm xác định mọi thao tác của doanh nghiệp.
Để có chữ ký số, doanh nghiệp liên hệ với nhà cung cấp như Viettel, New-CA, FPT, BKav… và được cấp theo năm dao động từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng
Phí mở tài khoản thường các ngân hàng không thu nhưng doanh nghiệp cần đóng một khoản phí để duy trì tài khoản ở mức trung bình khoảng 1.000.000 đồng.
Sau khi mở tài khoản, trong 10 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo thông tin tài khoản. Thủ tục sẽ thực hiện tại Phòng đăng ký doanh nghiệp như một thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Lệ phí môn bài
Theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về Lệ phí môn bài có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Phụ thuộc vào vốn điều lệ đăng ký khi thành lập doanh nghiệp mà Lệ phí môn phải sẽ nộp theo nhiều mức khác nhau:
- Với vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức tiền lệ phí môn phải đóng theo năm là 3.000.000 đồng.
- Từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức lệ phí môn bài phải đóng theo năm 2.000.000 đồng.
Phí phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn Giá trị gia tăng
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì từ ngày 1/11/2018 doanh nghiệp mới thành lập phải sử dụng hóa đơn điện tử. Chi phí doanh nghiệp chi trả cho việc phát hành háo đơn điện từ phụ thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp: doanh nghiệp tự đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ cho công việc này hoặc sử dụng dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử từ bên ngoài. Chi phí cho 500 số hóa đơn thường là 1.000.000 đồng.
Một số lưu ý khác về chi phí để thành lập doanh nghiệp mới nhất 2022
Các chi phí thành lập doanh nghiệp là các chi phí thông thường và tuân theo quy định của Nhà nước. Ngoài các chi phí này, khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty – doanh nghiệp, còn phải chi trả cho các đơn vị cung cấp dịch vụ:
- Chi phí thiết kế, in ấn biển hiệu
- Chi phí dịch vụ kê khai, đăng ký thuế lần đầu và dịch vụ khác
- Chi phí tiếp đoàn kiểm tra của cơ quan thuế
- Chi phí trang bị cơ sở vật chất của công ty, phí thuê mặt bằng kinh doanh – trụ sở…
Đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty
Công ty Cổ phần Chuẩn Phát Mai Bình là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ lập công ty tại Việt Nam. Nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
>>> Tham khảo Quy trình, thủ tục thành lập công ty startup cập nhật 2022