0933 468 999

Quy trình, thủ tục thành lập công ty startup cập nhật 2022

Quy trình, thủ tục thành lập một công ty startup cập nhật 2022

Công ty Startup hay còn biết đến là Công ty khởi nghiệp được hiểu theo các đơn giản theo quy định của pháp luật quy định là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. Hiện cùng sự phát triển của nền kinh tế mà sự ra đời của nhiều Công ty startup cũng ngày càng phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ Quy trình, thủ tục thành lập công ty startup cập nhật 2022.

Quy trình thành lập công ty startup mới nhất 2022

Quy trình thành lập công ty startup mới nhất 2022

Chọn người đứng ra thành lập và quản lý công ty

Điều kiện để trở thành doanh nghiệp cá nhân là cá nhân, tổ chức đó không phải là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp (theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020)

So với quy định cũ thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm một đối tượng không thành lập và quản lý doanh nghiệp là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2021 sẽ có 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp (theo khoản 1,2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020).

Ngoài ra, thêm 01 đối tượng không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn vào doanh nghiệp chính là đối tượng bị cấm theo quy định Luật Phòng, chống tham nhung.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Việc để vốn điều lệ như thế nào không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên cần lưu ý, vốn điều lệ cũng chính là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên đối tác, khách hàng. Do đó, vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp thì trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp

 

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Khi thực hiện lựa chọn và đăng ký ngành, nghề kinh doanh thì doanh nghiệp cần căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Khi kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì cần ghi nội dung mã ngành, nghề kinh tế cấp bốn.

Đối với những ngành nghề không nằm trong Hệ thống ngành nghề Việt Nam

  • Những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh đó được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  • Những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cần xem xét, ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
  • Chọn tên công ty dự kiến sẽ đăng ký

Khi thực hiện đặt tên cho doanh nghiệp cần lưu ý

  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hiện. Được viết là “Công ty cổ phần” hoặc “ Công ty CP” đối với công ty cổ phần. Được viết là “Công ty hợp danh” hoặc “Công ty HD” đối với công ty hợp danh. Được viết là “Doanh nghiệp tư nhân” hay “DNTN” hoặc “Doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Không được đặt tên trùng hay gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.
  • Doanh nghiệp không bắt buột phải có tên viết tắt.
  • Cần tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, cụ thể, doanh nghiệp tra cưu tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Tên doanh nghiệp cần gắn liền với trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Lưu ý: Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại khu tập thể, nhà chung cư không có chức năng văn phòng

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Mời bạn tìm hiểu dịch vụ Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp 2022 chính xác nhất

Thủ tục thành lập một công ty startup mới nhất 2022

Thủ tục thành lập một công ty startup mới nhất 2022

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ liên quan:
  • Loại hình doanh nghiệp
  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp
  • Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 2 thành viên
  • Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
  • Hồ sơ thành lập Công ty hợp danh
  • Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Lưu ý: Mẫu thông báo thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất đang được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT áp dụng từ ngày 01/05/2021.

Hoàn thành thủ tục để thành lập công ty startup

  • Đóng thuế theo quy định của pháp luật

Các công ty Starup phảo nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài sau khi có giấy phép kinh doanh trong 30 ngày.

Ngoài ra, công ty phải thực hiện nghĩa vụ đóng các loại thuế cơ bản như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…

  • Công bố nội dung thành lập công ty

Cần tiến hành công bố nội dung thành lập Công ty Startup lên Cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh.

  • Mở tài khoản ngân hàng và báo số tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư

Công ty Startup cần mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và chứng minh nhân dân (hoặc thẻ Căn cước công dân) đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty.

Sau khi tiến hành mở tài khoản ngân hàng, công ty cần làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng lên Sở Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định.

Như vậy, công ty startup là một cụm từ chỉ công ty mới thành lập mà có các ý tưởng kinh doanh mới trên nền tảng khai thác công nghệ, tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, các thủ tục thành lập công ty startup về cơ bản thì không khác gì so với các công ty khác. Hãy liên hệ với Chuẩn Phát Mai Bình để được tư vấn chi tiết hơn.

>>> Tham khảo thêm về việc thành lập doanh nghiệp dễ hay khó

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *